Khởi động Sao Tam giác

image 18
74 / 100

Bài học thầy dạy hôm nào, thoáng quá thấy cũng dễ, chỉ có điều cũng hay quên, thôi thì note lại,

1- Tại sao phải khởi động sao tam giác: đã đọc bài đặc tính động cơ không đồng bộ rùi thì chắc bạn sẻ hiểu

Dòng khởi động với đấu sao = 1/3 so với đấu tam giác, hiểu đơn giản vậy,

2- Đấu nối sao: đấu nối mà tìm trên mạng thì thực sự nhiều kiểu, mỗi người chế 1 kiểu, thực tế thì chạy oki cả, chỉ có cài là tối ưu hay chưa thì cũng còn phải suy xét các tình huống, mình đưa ra 1 mạch cơ bản sau kèm suy xet nhé

Note 1- tại sao không đấu dưới MCCB lun để tiết kiệm, thực tế trải nghiệm mình thấy cái mạch sao tam giác hay test và sửa lắm, mỗi lần sửa xong phải test mà tháo dây motor thì 6 sợi cực quá, nhiều khi lộn đầu lại mệt thêm, với motor mà lớn tháo mấy cọng động lực cũng đuối lắm. Thôi thì thêm cái MCB riêng cho phần khiển, bạn sẻ thấy rất thoải mái và nhẹ nhàng khi test kiểm tra mạch.

Note 2: vị trí này bạn có thể đảo 2 pha để đảo chiều động cơ cho tiện. Nhiều người sẻ gắn bảo vệ quá tải (OL) chỗ note 2 này, cũng được mà phải chọn loại lớn bằng range bằng dòng full tải định mực của động cơ, gắn OL ở vị trí như bản vẽ trên thì dòng chọn chỉ cần bằng 0.58*Iđm.

Note 3: nhiều người chuyển vị trí đấu này xuống dưới khởi chính KM1, thường thì mạch có thêm đảo chiều thì làm vậy cho tiết kiệm, không thì thôi chứ chuyển xuống thành ra khởi chính KM1 phải chọn size dòng lớn tốn kém.

Note 4: ta có thể đảo chiều động cơ chỗ này, lưu ý là đảo chì đảo cả 2 bên tổng cộng là 4 dây nhé.

Note 5: cài này bỏ đi thì mạch cũng chạy bình thường, mình thêm vào là để đảm bảo chắc chắn động cơ phải chạy Sao xong mới chuyển qua Tam giác, nếu thiếu phần này, khi khởi sao không đóng được, sau 1 timer cài motor sẻ chạy lun tam giác, tức là ko có sao mà vẫn kích chạy tam giác rất nguy hiểm.

Mạch đã test với CADe-SIMU, các bạn xem:

Đang ON Sao
Chuyển qua Tam giác

Chọn thiết bị:

  • MCCB: mạch khởi động sao tam giác thì tải cũng lớn rùi, thường >15KW là dùng mạch này, nên dùng MCCB khối thay cho MCB để dập hồ quang được tốt hơn, dòng thì chọn khoảng =1.2 dòng tải motor, cứ chọn trên 1 cấp là được.
  • Relay nhiệt/ Bảo vệ quá tải motor (OL):
    • Nếu mắc OL dưới MCCB chính (line): thì chọn range ôm được dòng I định mức của động cơ (Iđm)
    • Nếu mắc dưới khởi chính (KM1) hay như hình dưới thì chọn dòng =0.58*Iđm
  • Khởi chính (KM1) và Khởi Tam giác (KM2): lưu ý ở đây là nó không có vụ chia dòng 50/50 cho nhau nha. Chọn dòng khởi =0.58*Iđm
  • Khởi Sao (KM3): Chọn dòng khởi KM3 =0.58*I(KM2)=0.58*0.58*Iđm=0.33*Iđm
  • Chỉnh thời gian Timer khởi động: nếu nhanh quá thì Sao Tam giác chuyển mạch khi dòng đang lớn (chưa khởi động xong) dễ hỏng Contactor, chậm quá thì không phù hợp đặc tính tải, motor yếu. Do đó ta đo dòng và quan sát động cơ khởi động, khi bắt đầu nhấn Start thì bấm đồng hồ xem bao lâu thì dòng tăng lên rùi giảm về giá trị ổn định, sét timer theo thời gian đó để tối ưu chuyển mạch.

Để tối ưu và tiện lợi nhất, ta chọn theo bảng tính của Schneider như sau nhé: Bảng chọn thiết bị Schneider

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Exit mobile version