Xem lại chút về đặc tính động cơ không đồng bộ

image 9

Động cơ không đồng bộ là loại được sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp, rất thông dụng nhờ: cấu tạo đơn giản (dễ sửa), giá thành rẻ, vận hành điều khiển dễ, không cần bảo dưỡng như các loại động cơ khác như máy diesel…, độ tin cậy cao.

Loại động cơ không đồng bộ thường hư hỏng là do quá tải hay mất pha, tức là do bạn chọn thiết bị bảo vệ, điều khiển không chuẩn mực, chọn công suất motor chưa đúng. Ngoài ra thì còn vài vấn đề khác thường gây hỏng motor là: bụi, thiết kế ổ bi, trục không chuẩn, môi trường ẩm….

Theo mình thì các vấn để ta cần lưu tâm khi thiết kế điều khiển cho động cơ là:

  • Bảo vệ: MCCB (đóng ngắt, bảo vệ ngắn mạch), Relay Nhiệt (bảo vệ quá tải), Mất Pha (bảo vệ mất pha gây hỏng motor), Quá nhiệt (thường motor lớn có gắn cảm biến nhiệt hay công tắc nhiệt, nóng quá thì lấy tiếp điểm ngắt motor)…
  • Điều khiển: Điều khiển trực tiếp, Sao/ Tam giác, SoftStarter, Biến Tần….

Ngày nay thì việc bảo vệ và điều khiển động cơ không đồng bộ có rất nhiều cách cho bạn chọn, vấn đề của chúng ta là chọn như thế nào để tối ưu nhất và giá cả hợp lý. Để làm được việc đó tốt, mình nghĩ ta cần hiểu rõ đặc tính của động cơ, sau đó nữa là đặc tính tải sử dụng. Trong bài này thì mình chỉ note lại về đặc tính của motor thui, còn tải sẻ đăng 1 bài khác.

Đặc tính thể hiển: khởi động và lúc chạy ổn định

  • Khởi động: là quá trình motor cần thắng được momen (đường màu xanh) ban đầu, do đó thời điểm này nếu khởi động trực tiếp dòng động cơ (màu đỏ) rất lớn có thể gấp 4 tới 8 lần dòng định mức tùy tải, khi động cơ đã thắng được momen khởi động và tốc độ tăng dần lên thì dòng giảm dần ổn định theo tải.
  • Dòng khởi động lớn gây: nguồn điện bất ổn định, sốc động cơ, hỏng cơ cấu cơ khí…
  • Do vậy ta cần căn cứ theo tải, công suất motor để chọn thiết bị bảo vệ, điều khiển phù hợp: thường thì <15KW là có thể điều khiển trực tiếp, >15KW thì nên khởi động sao tam giác, >55KW thì vẫn có thể dùng sao tam giác nếu khởi động ít, còn khởi động nhiều nên dùng các thiết bị cao cấp hơn như Softstarter, biến tần… để giảm dòng khởi động lại.
  • Chạy ổn định: khi đã khởi động xọng dòng ổn định theo tải, nếu tải có thay đổi thì dòng mới thay đổi theo, quá trình này mình cần các bảo vệ khác như: mất pha, quá tải…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Exit mobile version