Dây bù nhiệt cho RTD Pt100 dài nhất cho phép là bao nhiệu met?

Pt1002
68 / 100

Nới về đầu dò nhiệt thì ta thường dùng 3 loại: RTD (-240 °C to 650 °C), Thermocouple (-210 °C to 1760 °C) và Thermistor (-40 °C to 250 °C). Nói về: Độ chính xác, Tuyến tính và Ổn định thì RTD vẫn là số 1.

RTDs (Resistance Temperature Detectors): Pt10, Pt50, Pt100, Pt200, Pt500, Pt1000,… ví dụ loại thông dụng Pt-100 ( nghĩa là platinum 100 Ohm) mặc định 100 Ohm là 0oC, điện trở thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.

RTD Thông số Alpha, ví dụ với PT100, Anpha = 0.00385 (Ohms/Ohm/Degree C) -(Theo DIN EN 60751 according to IEC 751). Theo Tiêu chuẩn Mỹ là Alpha = 0.00392 (Ohms/Ohm/Degree C). Hệ số này được tính dựa theo quy định: 0oC là 100 Ohm, 100oC là 138.51 Ohm, còn nhiều tiêu chuẩn nữa nên bạn tùy thiết bị mà xem datasheet nhé. Tính Anpha theo công thức

Hệ số cho phép ta thể hiện mối liên quan giữa Nhiệt độ và điện trở.

Cách đấu và nguyên lý đo cơ bản:

Điện trở Dây bù nhiệt được tính theo công thức:

R [Ω] = 2 *l / (k* A),

l = chiều dài cáp [m],
k = độ dẫn [S xm / mm2] ví dụ Cu = 56,
A = tiết diện dây [mm2]

Ví dụ đối với Dây bù nhiệt đồng: l = 61 m, tiết diện 1,5 mm2 thì: R = 2 x 50 / (56 x 1,5) = 1,45 Ohm. Điện trở này sẻ gây sụt áp làm kết quả đo sai ở đầu đo, bù điện trở bằng cách đấu 3 dây hay 4 dây, 4 dây luôn là phương pháp tối ưu và cho độ chính xác cao nhất. Lưu ý là khi đấu kiểu 3 dây thì các lõi dây phải giống nhau: tiết diện, chiều dài, chất liệu thì mới tối ưu được.

 

Khoảng cách từ đầu đo tới RTD phụ thuộc nhiều vào điện trở Dây bù nhiệt, quy định chung thì đấu kiểu 3 wire là 200 feets: 61m. Xem mấy module Siemens thì thấy cho max length Dây bù nhiệt tới RTD là 100m

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Exit mobile version